Trang chủ / Khoa / Khoa Kinh tế

Khoa Kinh tế là một trong 6 khoa chuyên môn, được Hội đồng quản trị giao nhiệm vụ thiết kế chương trình giảng dạy theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập cũng như nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế theo quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh Bắc.

Ngành học

Đào tạo: Đại học chính quy; Liên thông, Vừa làm vừa học, Cao học

Ngành Kế toán

Mã ngành: 7340301

Ngành Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 7340101

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Mã ngành: 7340201

Đào tạo ngắn hạn

Kế toán Trưởng

Kế toán Máy

Các chuyên đề thuộc lĩnh vực Kinh tế

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

  • Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh Bắc được thành lập vào tháng 6/2012
  • Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo 3 ngành, 4 hệ

Về đội ngũ cán bộ, giáo viên của khoa Kinh tế

Tham gia quản lý, giảng dạy các môn chuyên ngành của Khoa kinh tế là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã có nhiều năm làm công tác giảng dạy và quản lý, có tâm huyết với nghề và với Trường Đại học Kinh Bắc. Các thầy cô đang sẵn sàng được đón các sinh viên tại giảng đường của Khoa kinh tế tại Trường Đại học Kinh Bắc.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Là một khoa thuộc trường Đại học Kinh Bắc, khoa Kinh tế được sử dụng các phòng học khang trang, sạch đẹp, các phương tiện nghe, nhìn hiện đại và đầy đủ các tiện nghi phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của sinh viên như ký túc xá, nhà ăn dành cho sinh viên

BAN LÃNH ĐẠO:

Phó trưởng khoa: ThS. Đoàn Hà Chi

Email: doanchi@ukb.edu.vn

CÁC NGÀNH HỌC

  1. Ngành Quản trị kinh doanh

Hiện tại ngành Quản trị kinh doanh đang được giao nhiệm vụ đào tạo cả 4 hệ như trên

  • Hệ cao học: Thời gian đào tạo 2 năm. Học viên học tập trung, học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần

Học viên được học 17 học phần với 51 tín chỉ. Kết thúc khóa học, học viên phải hoàn thành luận văn thạc sĩ. Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Quản lý kinh tế

  • Hệ dài hạn chính quy: Thời gian đào tạo là 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân kinh tế

Số học phần mà sinh viên theo học bắt buộc là 27, với 123 tín chỉ, trong đó sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản của giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, được học Tiếng Anh và Tiếng Trung, các kiến thức về tin học căn bản và tin học ứng dụng

Với các kiến thức được trang bị, sau khi ra trường, sinh viên có thể hòa mình với cuộc sống thực tế tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và xã hội, và sau thời gian không lâu sẽ có thể đảm nhận được các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, từ quản đốc phân xưởng đến giám đốc chi nhánh, giám đốc doanh nghiệp hoặc trở thành các chuyên viên quản lý kinh tế tại các tổ chức kinh tế – xã hội của Huyện, tỉnh, Thành phố.

Với tấm bằng cử nhân, sau thời gian thử thách trong thực tế, các cử nhân có thể tiếp tục được đào tạo để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, mở ra con đường rộng lớn để tiến thân và có nhiều cơ hội để thành đạt

  • Hệ liên thông:

Các sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng được đào tạo cùng chuyên ngành, sau khi tốt nghiệp có thể được học liên thông lên bậc đại học tại Khoa kinh tế – Đại học Kinh Bắc. Nếu tốt nghiệp, sinh viên cũng được cấp bằng cử nhân kinh tế giống như sinh viên của hệ dài hạn

Do sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng đã học một số môn có trong cơ cấu môn học của trường Đại học Kinh Bắc, cho nên khi theo học hệ liên thông, các sinh viên sẽ được xét miễn các môn đã học, các môn còn lại thì phải học bình thường như sinh viên hệ dài hạn. Sinh viên hệ liên thông chỉ học vào tối thứ 6, tối thứ 7 và ngày chủ nhật hàng tuần, do vậy thời gian đào tạo có thể kéo dài hơn 4 năm (không quá 5 năm)

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên hệ liên thông cũng có thể trở thành các chuyên viên quản lý kinh tế, các cán bộ quản lý của doanh nghiệp và nếu tiếp tục học lên bậc cao học cũng sẽ trở thành các thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế

  • Hệ đào tạo vừa làm vừa học:

Đây là hệ đào tạo dành cho các bạn đang đi làm do trước đó vì nhiều lý do nên chưa có điều kiện học lên đại học

Sinh viên tốt nghiệp hệ này cũng được cấp bằng cử nhân kinh tế giống như sinh viên tốt nghiệp của hệ dài hạn chính quy

Vì vừa học vừa làm nên sinh viên chỉ lên lớp vào tối thứ 6, tối thứ 7 và ngày chủ nhật hàng tuần. Do khối lượng kiến thức cũng phải đạt 121 tín chỉ, do vậy thời gian đào tạo có thể tăng lên trên 4 năm.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể vẫn tiếp tục công tác ở nơi mà mình đang làm, nhưng với vị thế có thể cao hơn. Trước đó là nhân viên, sau khi tốt nghiệp, mức lương có thể tăng lên, vị trí công việc có thể thay đổi tủy theo sự phấn đấu của từng người. Và nếu có nguyện vọng theo học bậc sau đại học, mọi người cũng sẽ trở thành thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế.

  1. Ngành Kế toán:

Hiện tại ngành kế toán có 3 hệ đào tạo:

  • Hệ dài hạn
  • Hệ liên thông
  • Hệ vừa làm vừa học

Các hệ đào tạo nói trên tương tự như 3 hệ đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh – về thời gian, về văn bằng và về triển vọng học sau đại học

Tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành kế toán có thể trở thành kế toán, kiểm toán viên, công tác tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội, tại các cơ quan, đơn vị kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập.

Sau một thời gian phấn đấu, từ kế toán viên sẽ trở thành các kế toán trưởng của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế – xã hội, hoặc trở thành các chuyên gia kinh tế để đóng góp được nhiều nhất vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, của vùng, miền và trong phạm vi cả nước. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều cán bộ cao cấp từ Trung ương đến tỉnh, thành phố nguyên là sinh viên Kế toán, kiểm toán: Chủ tịch, Phó chủ tịch quốc hội đương nhiệm, Bộ trưởng, Tổng, Phó thanh tra chính phủ, Bí thư, chủ tịch thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành khác trưởng thành từ sinh viên kế toán.

  1. Ngành Tài chính – Ngân hàng

Ngành Tài chính – Ngân hàng cũng có 3 hệ đào tạo, giống như ngành kế toán – kiểm toán; về thời gian đào tạo, về văn bằng, về triển vọng học sau Đại học cũng giống với 2 ngành nói trên.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng cộng tác tại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước, tại các Phòng, Sở tài chính và Bộ tài chính, Sở giao dịch chứng khoán, các tổ chức tài chính và tín dụng quốc tế. Thực tế cũng đã chứng minh, một số cán bộ lãnh đạo cao cấp từ địa phương tới trung ương nguyên là sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng, như nguyên Chủ tịch quốc hội, nguyên và đương kim Bí thư, chủ tịch một số tỉnh, thành phố hiện nay.

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Khoa Kinh tế nhà B tầng 2 – Trường Đại học Kinh Bắc
Phố Phúc Sơn, Phường Vũ Ninh, Thành Phố Bắc Ninh
Email: kinhte@ukb.edu.vn
Website: http://daihockinhbac.edu.vn

Tin tức trong khoa