Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Luật Đại học Kinh Bắc với mục tiêu đào tạo cử nhân “làm được việc ngay” nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội – PGS. TS. Phùng Trung Tập – Trường ĐH Luật Hà Nội nhận định về mục tiêu đào tạo ngành Luật Đại học Kinh Bắc tại Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngành Luật của Trường Đại học Kinh Bắc vừa qua.

Theo trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhân sự ngành luật vẫn tăng trong thời gian tới. Nhu cầu nhân lực có thể lên đến 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, con số này sẽ tăng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

PGS.TS Trần Thị Cúc – Trường Đại học Kinh BắcChủ tịch Hội đồng trong buổi thẩm định CTĐT ngành Luật cho rằng đây là một trong những ngành học hot, có cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn. Sinh viên ngành luật ra trường có thể xin việc ở tất cả các cơ quan tổ chức từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Chương trình đào tạo ngành Luật của Trường Đại học Kinh Bắc có những điểm khác biệt, đặc sắc riêng thu hút, hấp dẫn người học.

        PGS. TS. Phùng Trung Tập – Trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng nội dung và kiến thức đào tạo trong CTĐT về ngành Luật là cơ bản phù hợp, đáp ứng các tiêu chí khắt khe về đào tạo. Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng trong đề án đáp ứng đủ điều kiện xây dựng và mở ngành đào tạo.

       Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường – Trường ĐH Hòa Bình nhận định đề án mở ngành dựa trên các căn cứ khoa học, đặc biệt đề án dựa trên căn cứ quan trọng về chiến lược quy hoạch phát triển Trường, điều này cũng định hướng cho việc phát triển ngành luật của Trường. Mục tiêu CTĐT rất rõ ràng, khoa học, xác định vị trí việc làm của người học sau khi ra trường, cụ thể trong từng mục tiêu môn học. Nội dung của chương trình đào tạo đáp ứng được đầy đỷ mục tiêu đào tạo, đảm bảo được tính hiện đại và hội nhập, phù hợp với xu hướng hiện nay.

      Tiến sĩ Bùi Đức Hiển – Học viện Khoa học xã hội cho ý kiến: CTĐT có rất nhiều môn về kỹ năng, đáp ứng nhu cầu về thực tiễn, sinh viên có thể áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, đặc biệt sinh viên có thể tiếp cận được những buổi diễn án thực tế nhằm trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cho người họThs. Phạm Ngọc Thắng – Bộ Tư pháp đánh giá cao chất lượng đề án, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngành Luật nhằm đáp ứng nhu cầu cao của xã hội. Cơ sở vật chất của nhà Trường đảm bảo, phục vụ tốt chương trình đào tạo.

 

Kết thúc buổi làm việc, Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngành Luật trình độ đại học. Các thành viên trong Hội đồng tin tưởng, bằng những lợi thế của mình, Đại học Kinh Bắc sẽ trở thành địa chỉ đào tạo uy tín về Luật.

 Ban Truyền thông

Trả lời