Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn các khái niệm, nguyên tắc, nội dung,… đã được học trên lớp, đồng thời trang bị thêm kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể nắm bắt, đánh giá, vận dụng những kiến thức lý luận để giải quyết vấn đề đặt ra từ thực tế ở cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác sau khi ra trường, khoa Luật và Quản lý nhà nước đã liên hệ và tổ chức đưa 30 sinh viên khóa 5 và khóa 6 đi thăm và trải nghiệm thực tế tại các địa bàn một số xã, phường ở Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa và một số tòa án ở Hà Nội và Bắc Ninh
 
I. Đưa sinh viên Đại học chính quy khóa V và khóa VI đi thăm và trải nghiệm thực tế tại một số địa bàn xã, phường và tham dự các phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế….
Định hướng của khoa cho sinh viên tìm hiểu những nội dung về: Cung cấp dịch vụ công; Công vụ, công chức, Tổ chức bộ máy nhà nước; Chính sách và phân tích chính sách, thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính; các bộ Luật Kinh tế, hình sự, dân sự…
Tham gia cùng sinh viên đi thăm và trải nghiệm thực tế còn có giảng viên dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm đi theo để quản lý, hướng dẫn sinh viên quan sát, học tập và nghiên cứu.

1. Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Quản lý nhà nước

* Thực tế tại UBND phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. UBND chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.
UBND được xác định là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… trên địa bàn địa phương. Đồng thời, UBND “chủ động đề xuất các định hướng phát triển kinh tế – xã hội để Hội đồng nhân dân xem xét”.
Để hiểu rõ hơn về tổ chức bộ máy, cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, khoa Luật và Quản lý nhà nước tổ chức cho sinh viên QLNN đi tìm hiểu  và nghiên cứu thực tế tại UBND phường  Tân Mai, quân Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Đoàn thực tế được nghe báo cáo về cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND phường, về những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND phường trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v…
Sau đây là một số hình ảnh thực tế của đoàn:

 Đoàn thực tế chụp ảnh cùng đồng chí Chủ tịch phường Tân Mai
 Đồng chí Chủ tịch phường Tân Mai trao đổi với sinh viên về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của phường

*Thực tế tại trung tâm hành chính công huyện Quế Võ

Cải cách hành chính luôn là vấn đề nóng bởi dù ít hay nhiều, người dân, doanh nghiệp đều va chạm với cơ quan Nhà nước để hoàn thiện một loại thủ tục hành chính nào đó.

Với sự vào cuộc quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ, của người đứng đầu cấp tỉnh, thành phố, vài năm trở lại đây, chính người dân đã cảm nhận được sự thay đổi đáng kể này. Người dân nhiều nơi không còn cảm thấy bị “hành” như trước, họ cảm thấy được phục vụ. Sự thay đổi này đặc biệt thấy rõ ở các Trung tâm Hành chính công. Mô hình Trung tâm Hành chính công được coi là bước đột phá về công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính.

Trước đây, việc tiếp nhận hồ sơ được thông qua văn thư, sau đó chuyển tới lãnh đạo sở có liên quan phân về các phòng, ban giải quyết và chuyển lại văn thư để trả hồ sơ dễ dẫn tới tình trạng ách tắc, chậm trễ trong việc thẩm định hồ sơ, chậm trễ trong việc giải quyết.
Hiện nay, với Trung tâm Hành chính công, tất cả các Sở, ban, ngành sẽ cử cán bộ có thẩm quyền tới Trung tâm Hành chính công và hồ sơ sẽ được tiếp nhận, thẩm định, và phê duyệt tại chỗ. Với mô hình này, cả người dân và nhà nước đều được lợi.
Để giúp sinh viên có thể hình dung một cách rõ nét mô hình này trong thực tế cũng như công việc của cán bộ , công chức nơi đây, sự tận tụy phục vụ dân trong việc cung cấp các dịch vụ công một cách nhanh chóng, chính xác, công khai, minh bạch và hiệu quả. Đồng thời, thấy được mức độ hài lòng của người dân khi đến Trung tâm, khoa đã đưa sinh viên tới Trung tâm hành chính công huyện Quế Võ thực tế.
 
Tại Trung tâm hành chính công huyện Quế Võ, các hoạt động giải quyết thủ tục được thực hiện một cách nhanh, gọn và thuận lợi cho người dân.
Sinh viên được nghe Giám đốc TT báo cáo và trao đổi, thảo luận về việc cung cấp dịch vụ công tại TT

*Thực tế tại phường Mỹ Đô -Thành phố Bắc Giang

    Để có thể hình dung công việc thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính diễn ra trong thực tế như thế nào, việc giải quyết đơn, thư khiếu nại của dân của UBND phường được tiến hành theo trình tự, thủ tục nào, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện, ngày 12/10/2018, khoa Luật và Quản lý nhà nước đã đưa sinh viên khóa 5 và 6 đến UBND phường Mỹ Đô, thành phố Bắc Giang tìm hiểu.
Đoàn thực tế tại UBND phường Mỹ Đô, thành phố Bắc Giang

Sinh viên được nghe cán bộ tư pháp báo cáo tình hình hoạt động của công tác thanh tra và giải quyết đơn, thư khiếu nại của công dân phường Mỹ Đô. Sinh viên được thảo luận, trao đổi về những tình huống xảy ra trên địa bàn phường.

 Cán bộ tư pháp phường đang hướng dẫn sinh viên trình tự giải quyết đơn, thư khiếu nại của công dân.
 
Sinh viên được trao đổi, thảo luận về tình huống xảy ra trên địa bàn phường
    Sinh viên được trực tiếp quan sát một buổi tiếp công dân. Đồng chí Chủ tịch UBND phường đang lắng nghe và trả lời công dân về đơn thư khiếu nại kéo dài 18 năm.

*Thực tế tại Thanh Hóa
   – Tìm hiểu việc thực thi chính sách công tại xã Tân Dân (xã đặc biệt khó khăn), huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

     Chính sách công là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu của Nhà nước được hiện thực hóa.
Để giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện chính sách công, đặc biệt là đối với các xã đặc biệt khó khăn, khoa Luật và Quản lý nhà nước đã đưa sinh viên QLNN và Luật Kinh Tế về xã Tân Dân, một xã đặc biệt khó khăn của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa để tìm hiểu việc thực thi chính sách công của chính quyền nơi đây.
Sau đây là một số hoạt động của đoàn:
 
 Sinh viên được nghe đồng chí Chủ tịch xã Tân Dân báo cáo về việc thực thi chính sách công đối với đối tượng người có công, với các hộ nghèo và chính sách phát triển kinh tế đối với xã đặc biệt khó khăn.
 Cô giáo và sinh viên tham quan công sở UBND xã Tân Dân
 
 Cô giáo và sinh viên tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch tại Sầm Sơn.

2. Trải nghiệm thực tế của sinh viên ngành Luật Kinh tế

    Bộ môn Luật Kinh tế thông qua viêc thực tế chuyên môn giúp cho sinh viên có điều kiện hội nhập với môi trường làm việc của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính – trị  xã hội, tổ chức kinh tế…; vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã học vào việc nghiên cứu quá trình thực hiện pháp luật và đánh giá một số vấn đề thực tiễn từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn hoặc giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Quá trình thực tế giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đánh giá thực trạng, đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật và đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực nghiên cứu.
-Sinh viên Luật hàng tháng tham dự các phiên tòa xét xử các vụ án kinh tế, dân sự, hình sự tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, Tòa án ND huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Tòa án ND thành phó Hà Nội, Phòng tư vấn Pháp luật Viện Nhà nước Pháp luật Hà Nội, Văn phòng thừa phát lại.v.v…
Sau đây là một số hình ảnh đi thực tế của sinh viên Luật Kinh tế:
Sinh viên Luật kinh tế tại văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc-Bắc Ninh

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, nơi sinh viên đến thực tế
Nghiên cứu hồ sơ

Kết quả đạt được:

Một là, Tạo lập mối liên hệ nhà trường – cơ quan nhà nước- các tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp

Hai là, Sinh viên được bổ sung kiến thức thực tiễn

Ba là, làm sáng tỏ lý luận học ở trường.
II. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Sinh viên của khoa dù ít về số lượng nhưng tham gia tích cực vào hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên toàn trường.
– Năm học 2017 – 2018 có hai sinh viên với hai đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học đánh giá cao và đều đạt loại giỏi được nhà trường tặng giấy khen và phần thưởng:
+ Chảo Láo Tả – SV lớp 05D-QLNN với đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác QLNN về văn hóa lễ hội trên địa bàn xã Tả Văn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”
+ Lường Văn Dương- SV lớp 05D-QLNN với đề tài: “QLNN về xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.
– Năm học 2018 – 2019, Tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Xây dựng và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Kinh Bắc”, 2 sinh viên của khoa đã viết bài và trình bày tại Hội thảo tạo được  ấn tượng tốt về nội dung và cách trình bày, đó là: Lường văn Dương lớp 05D QLNN và Lý A Nù, lớp 06D QLNN…
III. Hoạt động chuyên môn:
Khoa tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu việc thực thi chính sách công tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa”, sinh viên trong khoa đã hưởng ứng cuộc thi và đạt kết quả tốt. Kết quả:
– Giải nhất: Chảo Láo Tả – lớp 05D-QLNN
Giải nhì: Vàng Láo Tả – lớp 05D-QLNN
Giải ba: Tráng A Chùa  và Lý Thị Tươi– lớp 05D – QLNN
Giải khuyến khích: Vừ Mí Pó – lớp 05D-QLNN và Vàng Xuân Vinh -06D.QLNN
Ngoài ra còn các hoạt động khác như: Đóng kịch, sân khấu hóa các bài học chuyên môn, giúp sinh viên yêu khoa, gắn bó với khoa, với trường…
IV. Tham gia các hoạt động cùng với sinh viên toàn trường.

  • Các sự kiện chào tân sinh viên
  • Hiến máu nhân đạo
  • Lễ hội hóa trang,v,v…

Trả lời